Dịch vụ Pháp lý Tâm Minh

  • 0905.100.401
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
    • GIỚI THIỆU
    • TIN TỨC
    • LIÊN HỆ
    • TRA CỨU NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
  • ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
    • THÀNH LẬP CÔNG TY
    • THAY ĐỔI GPKD CÔNG TY
    • GIẢI THỂ CÔNG TY
  • HỘ KINH DOANH
    • THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH
    • THAY ĐỔI GPKD HỘ KINH DOANH
    • GIẢI THỂ HỘ KINH DOANH
  • GIẤY PHÉP CON
    • VỆ SINH ATTP
    • BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU
    • ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Tag: giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

giay chung nhan ve sinh ATTP
  • 0
thanhvien.ngt
Thứ Hai, 13 Tháng Một 2020 / Published in Chưa được phân loại

Những lưu ý về được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời hạn của tất cả các giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là 3 năm.

Trước 06 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận; trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại.

Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Tùy sản phẩm thực tế mà cơ sở sản xuất kinh doanh, hiện nay có 3 cơ quan ban ngành liên quan đến việc cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm:

  • Bộ Y Tế: có 2 cơ quan chủ yếu cấp giấy là cục vệ sinh an toàn thực phẩm Tỉnh Thành Phố hay Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm và Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
  • Bộ Nông Nghiệp: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Nông Nghiệp Tỉnh Thành Phố
  • Bộ Công Thương: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Công Thương Tỉnh Thành Phố

Hồ sơ thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Các ngành nghề đối tượng trong thủ tục làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
  • Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
  • Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
  • Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
  • Chợ là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
  • Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
  • Hội chợ là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

Quy trình làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể

Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩmtại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
  • Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước    có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt  động của cơ sở.

Cách thức thực hiện: 

  • Hồ sơ nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc nộp trực tuyến.
  • 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ tại Chi cục ATVSTP
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục ATVSTP
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục ATVSTP
chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩmgiấy phép vệ sinh an toàn thực phẩmvệ sinh an toàn thực phẩm
giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-bo-y-te
  • 0
thanhvien.ngt
Chủ Nhật, 12 Tháng Một 2020 / Published in Tin tức

Hướng dẫn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là sự đảm bảo của doanh nghiệp về thực phẩm mình kinh doanh, cũng như giúp Nhà nước quản lý một cách dễ dàng, có biện pháp can thiệp xử lý một cách kịp thời, đem tới sự yên tâm cho khách hàng. Do đó, việc xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là một bước quan trọng để doanh nghiệp được phép kinh doanh.

Các trường hợp phải xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề liên quan tới thực phẩm đều phải tiến hành xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trừ một số trường hợp sau đây:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ (cơ sở sơ chế thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (Bao gồm cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật).
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố;
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ( HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Thẩm quyền cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm chứng nhận đủ điều kiện:

Bộ Công thương:

  • Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế lớn: Rượu: từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Bia: từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Sữa chế biến: từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Dầu thực vật: từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; Bánh kẹo: từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; Bột và tinh bột: từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

Sở Công Thương:

  • Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn;
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

*Lưu ý: trường hợp cả Bộ Công Thương và Sở Công Thương đều có thẩm quyền cấp thì Bộ Công Thương sẽ thụ lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm lần đầu với chứng nhận đủ điều kiện, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất:
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • Bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn đồ uống;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

Quy trình xin cấp chứng nhận Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày;

Bước 3:  Sở Công thương/ Bộ Công thương thành lập Đoàn thẩm định thực để thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở, kết quả của việc thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không Đạt”;

Bước 4: Nếu kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt” thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong vòng 07 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.

Thời hạn của Giấy chứng nhận: 03 năm kể từ ngày cấp.

Với vài hướng dẫn của Pháp lý Tâm Minh sẽ giúp các bạn hiểu được một số lưu ý để được cấp chứng nhận Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩmgiấy phép vệ sinh an toàn thực phẩmvệ sinh an toàn thực phẩm
giayphepcon
  • 0
thanhvien.ngt
Chủ Nhật, 05 Tháng Một 2020 / Published in Tin tức

Điểm mới thủ tục giấy phép con về an toàn thực phẩm và xuất nhập khẩu

Nhiều điểm mới thủ tục giấy phép con về an toàn thực phẩm

Theo Quyết định 1408/QĐ-BCT, cơ sở kinh doanh thực phẩm muốn được Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (quy định tại Thông tư số 58/2014/TT-BCT) sẽ được bãi bỏ tài liệu trong hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm: Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

Tương tự, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm muốn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực cũng được bãi bỏ các tài liệu trong hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đồng thời, bỏ nội dung “diện tích nhà xưởng”, “hệ thống thông gió”, “hệ thống chiếu sáng’ tại Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT.

Khó khăn về giấy phép con trong đăng kí doanh nghiệp

Giảm tối đa thủ tục giấy phép con về xuất nhập khẩu

Với hoạt động cấp Giấy phép gia công xuất khẩu có yếu tố nước ngoài quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT, bãi bỏ Văn bản xác nhận của Bộ quản lý chuyên ngành. Việc này các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm trao đổi ý kiến. Đồng thời, giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 10 ngày làm việc xuống 5 ngày làm việc.Trong lĩnh vực XNK, bãi bỏ thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc lá để kinh doanh hàng miễn thuế quy định tại Nghị định số 167/2016/NĐ-CP. Giảm thời hạn từ 5 ngày xuống 3 ngày làm việc với thủ tục cấp và cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương quy định Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg.

Bộ Công Thương cũng giảm thời gian thực hiện TTHC từ 15 ngày làm việc xuống 10 ngày nếu muốn cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP.

Nhiều TTHC trong các lĩnh vực khác như quản lý cạnh tranh, kỹ thuật an toàn, kinh doanh rượu, năng lượng, điện, tiêu chuẩn đo lường cũng được cắt giảm mạnh mẽ.  Quyết định này tiếp tục khẳng định mục tiêu tạo môi trường hoạt động thuận lợi, góp phần xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động của Bộ Công Thương.

Thông tin tại Hội nghị công bố Chỉ số CCHC (ParIndex) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ do Văn phòng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ tổ chức ngày 2/5/2018, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác CCHC được Bộ Công Thương hết sức coi trọng là công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, tổ chức.

Bộ Công Thương xác định đây là một đầu vào quan trọng để chấn chỉnh hoạt động công chức, công vụ; kịp thời điều chỉnh các quy định hành chính bất hợp lý; tiếp thu các sáng kiến cải cách từ người dân, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, Bộ đã xây dựng nhiều kênh tiếp nhận phản hồi, phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông qua: văn thư, email, Cổng thông tin điện tử,… Bộ có hơn 10 đường dây điện thoại nóng về TTHC, về thủ tục xuất nhập khẩu cũng như của các đơn vị chuyên môn khác.

Theo Quyết định số 1408/QĐ-BCT, sẽ có 54 TTHC nằm trong diện bãi bỏ, đơn giản hóa. Trong đó, bãi bỏ 12 thủ tục và đơn giản hóa 42 thủ tục đối với 10 lĩnh vực, tại 19 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 10 Thông tư, 1 Thông tư liên tịch, 1 Quyết định của Thủ tướng và 7 Nghị định.

Với việc đổi mới thủ tục giấy phép con đối với một số ngành nghề, đặc biệt là về an toàn thực phẩm và xuất, nhập khẩu một phần sẽ giảm tải về thời gian các TTHC cũng như các cản trở liên quan đến đăng kí và hoạt động của doanh nghiệp.

giấy phép congiấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
catgiamthutucgiayphepcon
  • 0
thanhvien.ngt
Chủ Nhật, 05 Tháng Một 2020 / Published in Tin tức

Cắt giảm thủ tục giấy phép con để không cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp

Việc Bộ Công Thương tiếp tục cắt giảm thủ tục giấy phép con lần thứ 3 liên quan đến các lĩnh vực mà Ngành quản lý được giới chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá rất cao. Đây là thông điệp mạnh mẽ về xây dựng Chính phủ kiến tạo, luôn đồng hành với doanh nghiệp trong bất luận hoàn cảnh nào.

Đơn giản thủ tục giấy phép con các chương trình khuyến mại

Theo quy định của Bộ Công Thương, nhiều hồ sơ, thủ tục sẽ được dỡ bỏ khi DN muốn xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại theo hình thức mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên (theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC).

Cụ thể, bãi bỏ thành phần hồ sơ: hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại; mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng. Thay thế Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật bằng Bản sao giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật. Bãi bỏ quy định về việc thông báo yêu cầu thương nhân hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ khi hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.

Thương nhân được lựa chọn một trong 3 cách thức đăng ký thực hiện khuyến mại bao gồm: Qua đường bưu điện, trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, dịch vụ công trực tuyến. Thời gian thực hiện đăng ký khuyến mại sẽ giảm từ 7 ngày làm việc hiện nay xuống 5 ngày làm việc trước khi triển khai hoạt động khuyến mại. Quy định này cũng được thực hiện tương tự với việc sửa đổi, bổ sung chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn 1 hoặc từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Đồng thời, miễn thực hiện thủ tục thông báo thực hiện với một số trường hợp: chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng; chỉ bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến. Thương nhân được lựa chọn 1 trong 4 cách thức nộp hồ sơ thông báo tới Sở Công Thương (qua đường bưu điện, trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, dịch vụ công trực tuyến, thư điện tử). Đặc biệt, được 1 lúc gửi thông báo thực hiện khuyến mại đến hộp thư điện tử của Sở Công Thương nơi thương nhân tổ chức khuyến mại (trước đây, thương nhân phải gửi hồ sơ giấy). Thời hạn gửi thông báo đến Sở Công Thương giảm từ 7 ngày làm việc xuống còn 3 ngày. Riêng với hoạt động xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại theo hình thức mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, bãi bỏ quy định phải gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện khuyến mại. Bộ Công Thương sẽ có trách nhiệm cung cấp cho Sở Công Thương nơi thương nhân tổ chức khuyến mại nội dung chương trình đã được xác nhận để phối hợp quản lý.

Các hoạt động xác nhận đăng ký, thay đổi, bổ sung tổ chức Hội chợ, Triển lãm thương mại ở nước ngoài cũng như trong nước cũng được cắt giảm mạnh, giảm còn 7 ngày thay vì 10 ngày như trước.

Với việc cắt giảm bớt thủ tục giấy phép con đã rút ngắn thời gian đăng kí doanh nghiệp, hạn chế các cản trở và rắc rối liên quan đến giấy phép con. Cần tư vấn và hiểu rõ hơn các thủ tục hành chính của giấy phép con cần lựa chọn các công ty luật uy tín và tận tình để giải quyết các vấn đề liên quan. Pháp lý Tâm Minh với đội ngũ chuyên nghiệp, tư vấn tâm tư để hỗ trợ bạn khỏi những khó khăn gặp phải.

Dịch vụ kế toán doanh nghiệp – Dịch vụ thành lập công ty – Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp tại Đà Nẵng

Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tâm Minh

  • MST – 0401782918
  • 32/19 Phan Đăng Lưu – Hải Châu – Đà Nẵng
  • 02363.640.000 – 0905.100.401
  • phaplytamminh@gmail.com
giấy phép congiấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Recent Posts

  • Thủ tục đăng kí thành lập hộ kinh doanh cá thể

    Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Đà Nẵng

    Hộ kinh doanh cá thể thường do một cá nhân hoặc...
  • thay doi giay phep kinh doanh tai danang

    Những điều cần biết về dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

    Trong kinh doanh bạn luôn phải vận động, thay đ...
  • dich vu phap ly tam minh

    Điều kiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

    Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại...
  • dieukienthanhlapchinhanhcong ty

    Điều kiện thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng

    Quy định thành lập chi nhánh công ty ​Chi nhánh...
  • luu-y-thanh-lap-van-phong-dai-dien-cong-ty-tai-da-nang

    Những vấn đề cần lưu ý về thành lập văn phòng đại diện công ty

    Văn phòng đại diện công ty là gì? Văn phòng đại...

Phản hồi gần đây

    Archives

    • Tháng Một 2020
    • Tháng Mười Hai 2019

    Categories

    • Chưa được phân loại
    • Tin tức

    Meta

    • Đăng nhập
    • RSS bài viết
    • RSS bình luận
    • WordPress.org
    logo ke toan tam minh mobile

    Pháp lý Tâm Minh với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đăng ký kinh doanh, thuế và kế toán. Tâm Minh tự hào đã được Tổng Cục Thuế cấp chứng chỉ "Đại lý thuế" và hàng ngàn khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ và quay lại sử dụng dịch vụ khác tại Tâm Minh.

    CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN
    TÂM MINH

    Mã số thuế: 0401782918

    32/19 Phan Đăng Lưu - Hải Châu - Đà Nẵng

    02363.640.000 - 0905.100.401

    phaplytamminh@gmail.com

    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

    TOP