Những vấn đề cơ bản về Giấy phép con
Về bản chất trong các quy định văn bản pháp luật thuật ngữ Giấy phép con được quy định theo thuật ngữ khác. Theo đó, tại Luật đầu tư có quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được hiểu là ngành, nghề mà việc thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì những lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội hay sức khỏe của cộng đồng (khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2014). Xin Giấy phép con một trong những thuật ngữ được nhiều người nhắc và biết đến trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp.
Như vậy, thuật ngữGiấy phép conlà giấy phép mà các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các ngành, nghề kinh doanh phải có mới được xem là đủ điều kiện hoạt động, kinh doanh. Tại Điều 8 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải đảm bảo việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư đồng thời phải thực hiện việc bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Khó khăn về giấy phép con trong đăng kí doanh nghiệp
Khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến Giấy phép con?
Thứ nhất: Doanh nghiệp thực sự vẫn chưa hiểu hết các quy định về điều kiện xin cấp Giấy phép con của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tùy từng loại Giấy phép con sẽ có những điều kiện khác nhau. Trong đó có những Giấy phép con muốn được cấp thì doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện mà không phải chỉ một điều kiện.
Ví dụ: Để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự, bằng cấp, cơ sở vật chất, thậm chí để xin được. Giấy phép con này thì phải có nhiều các giấy phép con khác.
Thứ hai: doanh nghiệp không hiểu được đầy đủ quy trình thủ tục xin cấp giấy phép con: đối với doanh nghiệp đây là khó khăn bởi ngoài luật chuyên ngành ra còn có Nghị định, Thông tư, Công văn hướng dẫn chi tiết. Để tìm hiểu, nắm bắt được đầy đủ các quy định của pháp luật thì đây thực sự là khó khăn với doanh nghiệp, đặc biệt là khi phải hệ thống lại các quy định của pháp luật.
Thứ ba: một trong những khó khăn đáng lo ngại nhất đó là khó khăn từ các văn bản pháp luật. Bởi vì chờ đợi văn bản pháp luật quy định thủ tục quá lâu gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ví dụ: một quy trình thủ tục được thay thế quy trình thủ tục cũ thì trong khoảng thời gian chờ đợi thông tư hướng dẫn, văn bản chỉ đạo cụ thể phải mất ít nhất là 6 tháng, trong khoảng thời gian này thì doanh nghiệp bắt buộc phải tạm dừng hoạt động kinh doanh, chờ đợi đến khi có hướng dẫn chính thức mới được phép nộp hồ sơ xin cấp phép. Còn những doanh nghiệp đã được cấp phép rồi, thì một số trường hợp lại phải xin cấp phép lại vì phải đáp ứng thêm những điều kiện mới.
Thứ tư: Doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết chính xác và đầy đủ về điều kiện để được cấp Giấy phép con và thủ tục xin cấp Giấy phép con. Do những quy định về điều kiện và thủ tục này được quy định trong những văn bản khác nhau như Luật, Nghị định, Thông tư hay Công văn hướng dẫn nên doanh nghiệp sẽ gặp trở ngại trong việc nắm bắt thông tin.
Thứ năm: Có những thủ tục được Luật quy định nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, dẫn đến sự chậm trễ và bối rối cho doanh nghiệp khi tiến hành các thủ tục này. Thêm vào đó, tình trạng thay đổi thủ tục do ban hành Luật mới là điều không thể tránh khỏi. Trong thời gian Luật mới bắt đầu có hiệu lực, doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn khi muốn xin Giấy phép con cho ngành, nghề kinh doanh của mình và phải chờ đợi đến khi có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chức năng.
Thứ sáu: Yêu cầu về điều kiện kinh doanh của một số ngành khá khắt khe, dẫn đến việc doanh nghiệp không thể đáp ứng hết như: yêu cầu về nhân lực, trình độ lao động, cơ sở vật chất, nguồn tài chính, năng lực quản lý…Ví dụ như ngành đưa người Việt Nam sang nước ngoài để làm việc (“xuất khẩu lao động”), doanh nghiệp cần có vốn pháp định là 05 tỷ và ký quỹ 01 tỷ cùng những quy định khác về nhân sự, trình độ của người đứng đầu…
Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp đã phải dừng hoạt đông kinh doanh của mình xuất phát từ một trong những khó khăn trên. Từ những khó khăn nêu trên, doanh nghiệp nên liên hệ với các công ty Luật hoặc Luật sư để được tư vấn rõ hơn về thủ tục cũng như những hồ sơ cần chuẩn bị, giảm bớt thời gian đi lại để đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền.
Đến với Pháp lý Tâm Minh bạn yên tâm là nơi tư vấn tận tình và lựa chọn đáng tin cậy cho doanh nghiệp của bạn.