Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân xác lập quyền đối với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình trước khi ra thị trường một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Công ty luật Pháp lý Tâm Minh hướng dẫn quy trình tra cứu và đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trong năm 2020 như sau:
Tra cứu nhãn hiệu
Quý Khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu cho Công ty để tra cứu và đăng ký nhãn hiệu một cách sơ bộ nhất.
Tra cứu sơ bộ miễn phí: Công ty sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ miễn phí cho khách hàng để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu trong vòng 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu.
Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký Công ty sẽ tư vấn và đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng sau này.
Tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
Trường hợp sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu có khả năng đăng ký thì tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và tiết kiệm thời gian.
Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?
Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng (một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu như đã trình bày mục trên).
- Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị: 03 mẫu nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm
- Thủ tục tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu thông qua Công ty thời gian từ 1-3 ngày làm việc và nhận kết quả tra cứu chuyên sâu.
Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu):
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký Công ty luật sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cho đơn đăng ký của Quý khách hàng.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị
- Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm)
- 01 mẫu NHHH (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài các tài liệu cần thiết nêu trên khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần cung cấp thêm các giấy tờ, như sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Dịch vụ kế toán doanh nghiệp – Dịch vụ thành lập công ty – Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tâm Minh
- MST – 0401782918
- 32/19 Phan Đăng Lưu – Hải Châu – Đà Nẵng
- 02363.640.000 – 0905.100.401
- phaplytamminh@gmail.com